Quy trình thi công sơn bả

Để khách hàng có thể hiểu về quy trình thi công sơn bả cũng như nắm được quy trình thực hiện, chúng tôi xin giới thiệu các bước thi công sơn bả cho nhà mới hoặc sửa nhà cũ.

1. Chuẩn bị bề măặt
– Với bề mặt tường mới xây, phải dành đủ thời gian khô hoàn toàn và đủ thời gian bảo dưỡng (từ 7 ngày trở đi có thể tiến hành thi công sơn bả).
– Dùng đá mài, mài tường để loại bỏ các tạp chất làm ảnh hưởng đến độ bám dính của các lớp bột bả hay sơn phủ. Bên cạnh đó, mài tường tạo độ phẳng tương đối cho bề mặt tường.
– Sau đó dùng giấy nhám thô ráp lại bề mặt và sau đó vệ sinh bụi bẩn bằng máy nén khí hay rẻ sạch thấm nước.
– Trước khi tiến hành công đoạn bả matít, nếu tường quá khô, nên làm ẩm tường bằng cách dùng Rulo lăn qua tường với nước sạch.


 

2. Bả mattit
a. Kiểm tra độ ẩm của bề mặt cần bả:
– Độ ẩm của bể mặt cần bả phải đạt từ: 25{eaf5ca589c3bb6dc3aa0f1e6f5c61d11cab66148c9d09ed2ced08079f3e7ed9d} đến 30{eaf5ca589c3bb6dc3aa0f1e6f5c61d11cab66148c9d09ed2ced08079f3e7ed9d}
– Bề mặt cần bả quá khô có thể lăn nước sạch bằng rulo trước khi bả.
b. Cách trộn bột bả tường:
– Tỷ lệ trộn bột/nước = 3 hoặc 3,5 (theo khối lượng) tức là cần 14 – 16 lít nước sạch cho 1 bao bột bả 40kg.
– Đổ từ từ bột vào nước để tránh vón cục.
– Dùng máy trộn cầm tay hoặc cây khuấy trộn cho thật đều, thành hỗn hợp bột nhão đồng nhất.
– Để hỗn hợp trong khoảng 7 – 10 phút cho các hóa chất trong bột phát huy tách dụng và đồng nhất. Sau đó khuấy trộn lại một lần nữa rồi mới tiến hành thi công.
– Dụng cụ thi công bao gồm: Dao bả, bàn bả.


 

Bả lớp thứ 1:
Dùng bàn bả, bả lớp 1 lên tường sau đó để khô 2 giờ và dùng giấy nhám loại vừa làm phẳng bề mặt. Dùng ghẻ sạch hay máy nén khí làm sạch các bụi bột để tiến hành bả

Bả lớp thứ 2:
– Trộn đều bột với nước. Sau 24 giờ dùng loại giấy nhám mịn, giáp phẳng bề mặt. (lưu ý: không dùng giấy nhám thô ráp làm xước bề mặt mịn màng của matít)
– Có thể dùng đèn chiếu sáng để kiểm tra độ phẳng của tường đã bả.
– Bả sửa tối đa 2 lần vào những chỗ lồi lõm sau đó tiến hành vệ sinh bề mặt tường đã bả.
– Sau đó dùng dẻ sạch hay máy nén khí để làm sạch các hạt bụi phấn.
– Để khô bề mặt tường đã bả sau 24 giờ và tiến hành sơn các bước sơn phủ.

Xả nhám hoàn thiện bề mặt trét
– Sau khi trét tối thiểu 12h, dùng giấy ráp số từ 150 đến 180 xả nhám bề mặt đã trét bột để tạo mặt phẳng cho giai đoạn tiếp theo.
– Dùng chổi, nước hoặc súng phun hơi vệ sinh hết bụi bám trên bề mặt đã xả nhám.

3. Sơn lót
– Kiểm tra hạn sử dụng của sản phẩm. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng.
– Sơn lót nội ngoại thất có thể pha thêm nước sạch, tỷ lệ phụ thuộc vào sơn do Nhà cung cấp quy định.
– Số lớp sơn lót tuỳ thuộc vào khuyến nghị của Nhà cung cấp. Thông thường là 01 lớp.
– Dùng chổi, con lăn hoặc súng phun sơn lên bề mặt đã xả nhám.


 

4. Sơn phủ màu
a. Sơn màu nước 1:
– Đây chính là công đoạn quan trọng nhất để đảm bảo màu sắc sơn được che phủ đồng đều và tránh lãng phí không đáng có,vì vậy cần thực hiện nghiêm các bước sau :
– Kiểm tra hạn sử dụng của sản phẩm. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng.
– Pha loãng sơn theo thể tích Nhà cung cấp cho phép.
– Cần pha theo tỷ lệ giống nhau tránh hiện tượng bị khác màu.
– Tuỳ theo từng chủng loại sơn để chọn dụng cụ và biện pháp thi công cho phù hợp.
– Sơn nước 1 yêu cầu sơn đều màu cho toàn bộ hạng mục cần thi công,sao cho toàn bộ bề mặt cần sơn màu sắc hoàn toàn đều nhau bất kể đậm hay nhạt so với mã màu trong bảng màu.
– Nếu dùng con lăn phải lăn đi lăn lại cho màng sơn mỏng đều và bám chắc.

b. Sơn màu hoàn thiện:
– Số lớp sơn màu hoàn thiện có thể cần từ 01 đến 02 lớp tuỳ theo từng màu sắc.
– Sau khi sơn nước 1 tối thiểu 03h có thể sơn hoàn thiện.
– Trước khi sơn hoàn thiện hãy đảm bảo bề mặt sơn màu nước 1 hoàn toàn sạch sẽ.
– Có thể pha thêm nước cho sơn màu hoàn thiện nhưng phải đảm bảo tuân thủ khuyến nghị của nhà cung cấp.
– Sơn đều cho toàn bộ hạng mục cần thi công sao cho màu sắc thật đều nhau.